TƯ VẤN - HỎI ĐÁP
Họ tên *
Nội dung *
Mã xác nhận * Captcha
Làm thế nào để biết tôi bị rách võng mạc?
Viết Nhân (2016-03-15)
Các chấm đen di chuyển trong thị trường và có thể nhìn thấy chúng ngay cả khi mắt nhắm lại. Việc tăng số lượng và kích thước , những chấm đen di động, trôi nổi có thể là những triệu trứng của rách võng mạc. Việc nhìn thấy các tia sáng chói trong thị trường cũng là dấu hiệu của vết rách võng mạc. Điều này xảy ra khi dịch kính co kéo võng mạc và gây nên sự phản xạ ánh sáng.
Các vết rách võng mạc có thể phát triển đến giai đoạn nghiêm trọng hơn, đó là bong võng mạc, vì thế phát hiện sớm các vết rách võng mạc là điều thiết yếu để ngăn ngừa tình trạng tệ hơn.
Bệnh viện mắt Đà Nẵng (2016-03-15)
Con trai tôi 6 tuổi, bị sụp mi mắt bẩm sinh, có đến khám tại bệnh viện Mắt TP.Hồ Chí Minh, Bác sỹ bảo mang kiếng chờ 8 tuổi thì mổ. Gần khám lại, Bác sỹ khác bảo nên mổ liền.
Xin hỏi:
- Tôi nên đưa con đi mổ lúc này hay chờ 8 tuổi?
- Nếu mổ thì ở đâu là tốt nhất? Giá cả? Nằm viện?
- Cần chú ý gì để chăm sóc mắt cho cháu?
Ngân (2016-03-15)
Theo câu hỏi của chị, con trai của chị 6 tuổi, được chẩn đoán sụp mi bẩm sinh, chúng tôi cần biết thêm chi tiết: Cháu bị sụp mi bẩm sinh 1 hay 2 mắt, độ sụp mí để có thể trả lời 1 cách cụ thể hơn.
Một số khả năng có thể đối với con chị:
- Nếu cháu bị sụp mi 1 mắt: mức độ nặng (> 3 độ) cần phẫu thuật ngay không kể đến yếu tố tuổi của trẻ. Vì việc che phủ mi mắt 1 bên trong 1 thời gian dài sẽ làm cho mắt này không được sử dụng, và sẽ nhìn kém đi (giảm thị lực khó hồi phục).
- Nếu cháu bị sụp mi 1 mắt ở mức độ nhẹ đến vừa (độ 1- 2) tùy trường hợp, kèm theo sẽ được khám và đánh giá sức cơ nâng mí mắt của cháu. Nếu có thể sẽ giữ cơ nâng mí thêm 1 thời gian ngắn để việc phát triển về thể chất của trẻ được tốt hơn rồi sẽ phẫu thuật. Việc kéo dài thời gian theo dõi này nhằm mục đích tránh tái phát khi can thiệp phẫu thuật ở trẻ quá nhỏ.
- Nếu là sụp mi 2 mắt: cần loại trừ nguyên nhân sụp mi do nhược cơ (cũng là bệnh bẩm sinh) và cũng tùy mức độ sụp mi để can thiệp phẫu thuật.
Bệnh viện mắt Đà Nẵng (2016-03-15)
Tăng nhãn áp có biểu hiện như thế nào?
Trung (2016-03-15)
Bắt bệnh: Thường xảy ra khi có sự gia tăng về áp lực dịch lỏng trong nhãn cầu, phá huỷ dây thần kinh thị giác, có thể dẫn đến mù loà. Nguyên nhân chính là do sự mất cân bằng giữa việc sản xuất và rút thoát chất dịch lỏng trong nhãn cầu.
Có loại tăng nhãn áp: Góc độ mở và góc độ đóng. Tăng nhãn áp góc độ mở không hề có triệu chứng gì cho đến khi bệnh đã đến giai đoạn cuối. Ngược lại, người bị tăng nhãn áp, góc độ đóng có thể thấy mắt đau, đỏ, đau đầu, buồn nôn và nôn, thị lực mở hoặc thấy hào quang khi nhìn.
Đối tượng: Người trung niên hoặc người già.
Giải pháp: Nhỏ thuốc mắt hoặc uống thuốc viên, phẫu thuật hoặc chiếu tia laser.
Bệnh viện mắt Đà Nẵng (2017-09-13)
Bệnh lý hoàng điểm do cận thị là gì?
Hoàng (2016-03-15)
Mắt có độ cận thị trên 6 độ được phân loại theo dạng cận thị nặng. Cận thị xảy ra khi cầu mắt quá dài và tia sáng vào mắt không thể tập trung trên phần nhạy cảm ánh sáng của mắt, được gọi là võng mạc. Đối với cận thị nặng, độ giãn quá mức của cầu mắt dẫn đến thoái hóa võng mạc, cụ thể là phần trung tâm của võng mạc được gọi là hoàng điểm. Hoàng điểm có độ tập trung hình nón cao nhất (các tế bào nhạy cảm ánh sáng thể hiện màu sắc hình ảnh) trong võng mạc và đóng vài trò chính trong quá trình xử lý chi tiết hình ảnh.
Bệnh viện mắt Đà Nẵng (2016-03-15)

Trang: 1  2  [3]  
Địa chỉ
68 Phan Đăng Lưu,P. Hòa Cường Bắc,
Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại
0236.3624283
E.mail
benhvienmat@danang.gov.vn
© Bản quyền thuộc Bệnh viện Mắt Đà Nẵng